Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Các PDA tích hợp máy chụp hình sành điệu

Điện thoại máy chụp hình không những giúp bạn lưu trữ những khoảnh khắc đáng nhớ với gia đình và bạn bè mà còn hữu ích trong công việc ở văn phòng công ty. Nếu văn phòng thiếu máy quét hay máy fax, bạn có thể dùng ngay chiếc PDA có sẵn chức năng máy ảnh và chụp tờ văn bản, tấm danh thiếp, catalog rồi tải các tấm hình đó vào máy tính và gửi đến người nhận bằng e-mail.

Người dùng thường đặc biệt quan tâm tới số chấm của máy ảnh tích hợp khiến đây là một đặc tính được các hãng liên tục cải tiến. Tuy nhiên, chất lượng ảnh không chỉ phụ thuộc vào số điểm ảnh của cảm biến.

Để khẳng định máy ảnh tích hợp đó cao cấp người ta còn tìm các dòng có chức năng autofocus (lấy nét tự động). Tính năng này khá quan trọng vì quyết định độ nét, giảm nhiễu cho bức hình. Chức năng này thường giúp song hành với chức năng nhận dạng văn bản (text) nên khi chụp các loại vật thể có text thể hiện sẽ rõ ràng hơn. Dưới đây là 5 PDA phone nổi bật với chức năng autofocus.

E-Ten Glofiish X800

E-ten Glofiish X800 có kích thước 113,5mmm x 60,5mm x 15,8mm , được giới thiệu lần đầu từ tháng 3 năm nay. Nó thu hút sự quan tâm của đông đảo dân mê PDA bởi có nhiều tính năng cao cấp bao gồm màn hình PDA, máy ảnh tự động lấy nét, khe cắm thẻ nhớ mở rộng, cổng cắm giắc audio mini, trong khi kiểu dáng nhỏ gọn. Các ứng dụng trên máy ảnh tích hợp rất thân thiện người dùng với các nút bấm lớn. Tuy nhiên, việc mở cửa trập chậm trễ khiến nó không hẳn thích hợp chụp các vật thể hiếu động hoặc các sự kiện thể thao.

Mitac Mio A501

Mitac Mio A501 có hàng tá ưu điểm như tích hợp GPS, thân hình nhỏ gọn, khe cắm thẻ nhớ chuẩn SD, có cả đế cắm và sạc điện trên xe hơi, máy ảnh có đèn LED và chức năng autofocus. Tuy nhiên, A501 chỉ được hỗ trợ mạng 3G, thiếu Wi-Fi, định vị phím điều hướng vụng về.

O2 XDa Flame

Chiếc O2 Xda Flame có bí danh “ngọn lửa” này nổi bật với card màn hình chuyên biệt Nvidia Goforve 5500 cùng màn hình VGA sáng rõ. Nó còn được tích hợp đài FM, máy ảnh 2 triệu điểm ảnh, bộ nhớ trong 2GB, cổng USB cắm là chạy, cổng nối màn hình TV, tai nghe cho âm thanh thuyết phục và thêm nhiều ứng dụng mở rộng.

“Gót chân Achilles” của O2 Xda Flame là thiếu chức năng GPS, không hỗ trợ công nghệ HSDPA, màn hình khởi động chậm, video trong các cuộc đàm thoại truyền hình không nét và bút stylus hơi nhỏ

HTC TyTN II

Chiếc PDA này phong phú các lựa chọn kết nối kể cả PDA, định vị dẫn đường GPS có kèm theo bản đồ. Pin của máy khá tốt lại được tích hợp máy ảnh 3 chấm với tính năng autofocus.

Chi tiết bị trừ điểm ở HTC TyTN II là thân hình khá lớn và nặng; kích thước 112mm x 59mm x 19mm /nặng 190 g, màn hình phân giải chỉ QVGA. Người ta cũng không hiểu tại sao HTC lại lược đi đèn LED cho máy ảnh vốn xuất hiện ở bậc tiền bối xuất sắc Dopod 838 Pro và sản phẩm cũng thiếu cổng âm thanh mini.

Asus P 735

Asus P735 có thiết kế hợp kim quyến rũ, kích thước 109mm x 59mm x 19 mm, nặng 143g, hỗ trợ nối mạng dữ liệu 3G, kết nối Bluetooth 2.0, khả năng mã hóa văn bản để bảo mật. Thế mạnh khác của nó là tích hợp máy ảnh 2 chấm với chức năng autofocus và đèn LED hỗ trợ chụp nơi thiếu sáng. Asus P735 cũng có nhiều ứng dụng mở rộng giúp nâng cao kinh nghiệm người dùng.

Điểm yếu của máy là không hỗ trợ mạng 3,5G (HSDPA), các nút bấm và phím điều hướng cứng nhắc, không hỗ trợ định vị dẫn đường GPS và máy ảnh chớp sáng chậm ở chế độ mặc định nên không phù hợp để chụp các chủ thể hiếu động.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Tìm hiểu công nghệ PDA

PDA (Personal Digital Assistant) là loại máy trợ lý cá nhân dùng kỹ thuật số, đó là loại máy tính cầm tay nhỏ có khả năng thu nhận các thông tin đưa vào do người sử dụng viết lên màn hình bằng một cây bút đặc biệt; nó được thiết kế để cung cấp các công cụ mà một cá nhân cần thiết hàng ngày như lịch hẹn, sổ ghi địa chỉ, sổ ghi những điều cần nhớ, và một modem dùng chuyển fax.

Cấu tạo:

Màn hình cảm ứng (Touch screen): Với màn hình màu, mọi chuyện trở nên đơn giản và tuyệt vời hơn nhiều với khả năng xem phim, xem hình ảnh và nhiều tiện ích giải trí lẫn truyền thông khác. Windows Mobile luôn có ít nhất độ phân giải là 240 x 320 pixel trong những sản phẩm sử dụng hệ điều hành này. Bạn có thể tìm thấy những chiếc PDA Palm OS với độ phân giải chỉ đạt 160 x 160 pixel, nhưng những sản phẩm OS với độ phân giải ít nhất là 320 x 320 pixel. Độ phân giải càng cao sẽ mang đến cho bạn một hiệu quả hình ảnh càng tốt.

Bút cảm ứng (stylus):

Một dụng cụ giống hình cây bút dùng để chọn các khả năng trình đơn trên một màn hình cảm ứng, có chức năng nhận biết chữ viết tay, hoặc để vẽ các hình mỹ thuật trên bàn vẽ đồ hoạ.

Kích thước: Kích thước một chiếc PDA không thay đổi nhiều lắm theo từng nhãn hiệu lẫn chủng loại. Một mẫu trung bình khoảng 10-15 cm chiều dài, 8 cm chiều rộng.

Hệ điều hành (OS):

Palm OS, Windows Mobile (Pocket PC) của Microsoft là thông dụng nhất.

Symbian OS : Sony Ericsson, Nokia, Siemens, Motolora, Samsung….

Hệ điều hành Windows Mobile (bản mới nhất là version 5) trông khá giống với Windows trên PC, có khả năng chạy đồng thời nhiều ứng dụng dù chỉ có một chương trình hiện ra trên màn hình khi sử dụng. Trong khi đó, Palm OS phải tắt một ứng dụng trước khi nó mở ứng dụng khác. Và vì vậy, Windows Mobile cần nhiều bộ nhớ hơn Palm OS.

Bộ nhớ: Một chiếc PDA chứa hệ điều hành trong ROM (read-only memory) (có thể xem như ổ cứng của máy) và xử lý dữ liệu trên RAM, như máy vi tính. khoảng 64 MB trở lên, để hình ảnh chuyển động được mượt, không bị đứt quãng. Hiện nay Ram 64 MB, Rom 128 MB.

Thường thì dung lượng của ổ cứng PDA không đủ để chứa nhiều dữ liệu và người sử dụng thường sử dụng thêm thẻ nhớ để có dung lượng cao hơn. Đến nay PDA hỗ trợ 3 loại thẻ: thẻ nhớ Sony (Memory Stick), thẻ CF (Compact Flash) và MMC/SDO Media (gồm thẻ nhớ MMC và thẻ nhớ SD). Thông thường, các loại thẻ này có dung lượng từ 128 MB đến 1 GB.

Bộ vi xử lý: Cũng giống như PC, một chiếc PDA có bộ vi xử lý càng nhanh thì các ứng dụng vốn tốn rất nhiều bộ nhớ như chơi game, nhạc hay phim càng hoạt động hiệu quả. Palm OS sử dụng những bộ vi xử lý được sản xuất bởi Intel, Motorola, Sony, và Texas Instruments với tốc độ xử lý trong khoảng 127 MHz và 400 MHz. Trong khi đó các sản phẩm Pocket PC dùng Windows Mobile sử dụng StrongARM hoặc XScale Processor với tốc độ tối đa từ 200 MHz đến 624 MHz.

Chức năng:

Các tính năng cơ bản của PDA như quản lý công việc, văn phòng (word, exel, Powerpoint...) và giải trí (trò chơi, nghe nhạc MP3, xem phim, camera…..). Các máy đời mới thường có thêm khe cắm thẻ nhớ mở rộng, tiện cho việc sao chép dữ liệu, thiết bị nhận tín hiệu GPS.

GPS trong PDA

Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (Global Navigation Satellite Systems - GNSS) bao gồm 3 hệ thống: GPS (Global Positioning System) là hệ thống 24 vệ tinh định vị vị trí của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Ban đầu nó chỉ dùng cho mục đích quân sự, đến năm 1993 nó được chính phủ Hoa kỳ cho phép mở rộng sử dụng trong dân sự. GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System) cũng có 24 vệ tinh do Nga chế tạo, cuối cùng là hệ thống GALILEO do EU phát triển bao gồm 27 vệ tinh chính và 3 vệ tinh dự phòng bắt đầu phóng từ cuối năm 2005 và sẽ được đưa vào sử dụng khoảng năm 2008. Trong thực tế, hệ thống của Nga hoạt động kém hiệu quả, chỉ có 7 trên 24 vệ tinh vẫn còn hoạt động, không thể phủ sóng tín hiệu lên toàn thế giới, hiện tại chỉ có mỗi hệ thống GPS gần như là độc quyền trong công nghệ định vị. GPS ngày càng được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến xác định tọa độ trong các ngành kinh tế, du lịch, an ninh.....

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chip phần cứng thu tín hiệu GPS ngày càng nhỏ đi, có thể tích hợp vào bất cứ đâu. Điện thoại cầm tay không tránh khỏi xu hướng đó, từ những chiếc điện thoại có tính năng GPS đầu tiên trên thế giới do Sprint Nextel – nhà cung cấp mạng viễn thông của Mỹ - bán cho nhóm khách hàng giới hạn là các tài xế xe tải đường dài từ năm 2002, hàng triệu điện thoại cầm tay có tích hợp GPS đã được bán ra. Nhược điểm của các sản phẩm GPS phone cách đây vài năm là phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp dịch vụ mạng và phần mềm ứng dụng đóng, chỉ phát triển và sử dụng được trên những khu vực giới hạn. Bạn không thể mang các điện thoại GPS đó từ Mỹ sang Châu Âu để sử dụng. Khắc phục những yếu điểm đó chỉ có các thiết bị GPS phone sản xuất từ năm 2004, sử dụng nền tảng là các hệ điều hành như Symbian – với đại diện là Motorola A1000 – và năm 2005 với sản phẩm HP 6500 series sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Mobile. Với khả năng hỗ trợ các phần mềm định vị và dẫn đường cao hơn, dòng điện thoại này ngày càng được người tiêu dùng chú ý đến do những tính năng tiện dụng của nó mang lại.

Phần cứng GPS của HP 6500 series có tích hợp công nghệ Assisted-GPS (A-GPS), một công nghệ mới liên quan đến GPS dùng chủ yếu trên điện thoại di động nhằm tăng tốc tốc độ xác định vị trí và tăng cường khả năng thu tín hiệu ở môi trường trong nhà từ các vệ tinh GPS qua các máy chủ thông tin GPS. Đối với các bộ thu tín hiệu GPS tiêu chuẩn, tín hiệu được truyền từ vệ tinh trực tiếp xuống máy thu, thời gian để chip xử lý nhận tín hiệu và tín toán phụ thuộc vào vị trí, mức độ che khuất của bầu trời bởi vật cản..... cho nên thông thường các máy thu phải mất một vài phút để xử lý tín hiệu. Với A-GPS, các chip nhận tín hiệu do đã có một phần thông tin có sẵn về vị trí đường bay vệ tinh trong một khoảng thời gian nhất định, tín hiệu thu được xử lý rất nhanh, chỉ cần khoảng vài chục giây nó đã có thể trả kết quả vị trí tọa độ làm dữ liệu đầu vào cho chương trình dẫn đường. Để sử dụng được tính năng A-GPS, HP 6500 phải kết nối vào internet nhận gói thông tin dữ liệu GPS, gói thông tin này có thể sử dụng tối đa 52 tiếng tính từ thời điểm download. Sản phẩm HP6500 được phân phối chính hãng tại Việt nam có tặng kèm phần mềm dẫn đường dùng thử MapKing Asia nhưng rất tiếc dữ liệu Việt nam chỉ có Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng cũng không đầy đủ. Với rất nhiều phần mềm hỗ trợ và dữ liệu bản đồ đa dạng, có gần như tất cả các thành phố lớn trên thế giới, chạy trên nền hệ điều hành Windows Mobile. HP 6500 là kẻ tiên phong cho xu hướng điện thoại thông minh tích hợp hệ thống định vị dẫn đường trong một năm trở lại đây.

Trên thế giới, ứng dụng về GPS đã len lỏi vào cuộc sống mọi người một cách gần gũi nhất. Nhưng ở Việt nam, các ứng dụng dân dụng trên nền PDA ít được phát triển một cách chuyên nghiệp, dữ liệu bản đồ định hướng có nhúng tính năng dẫn đường chỉ phát triển cho các yêu cầu đặc biệt, điều này làm giảm đi rất nhiều các tính năng mạnh của các sản phẩm trên. Tính năng GPS trên các loại PDA hiệuHP 6515, Eten G500, Mio A701 với phần mềm OziExplorerCE và dữ liệu Hà nội lấy từ bản đồ du lịch để xác định tọa độ. Kết quả khá chính xác, tuy nhiên tính năng quan trọng nhất là dẫn đường (navigation) không thể có. Muốn làm điều đó đòi hỏi phải có công sức một tập thể phát triển ứng dụng cũng nhưng kế hoạch kinh doanh nó trên thị trường.

Phần mềm mới :Tìm đường dễ dàng trên PDA

Chương trình Việt Map được tác giả Nguyễn Tư Triều xây dựng. Đây là sản phẩm được ấp ủ khi còn là sinh viên năm thứ 3 khoa CNTT-đại học Bách Khoa Hà Nội. Ra trường vào năm 2005, sau một thời gian ổn định việc làm, tác giả lại được sự giúp đỡ của đơn vị chủ quản VTC để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình. Việt Map bắt đầu tung ra những phiên bản đầu tiên từ đầu năm 2006 để lấy phản hồi người sử dụng. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Map đã đưa ra được 7 phiên bản khác nhau (từ 0.1 đến 0.7), bằng cách này tác giả đã dần khắc phục các thiếu sót của chương trình, giúp chương trình thân thiện hơn với người sử dụng, tính năng và độ ổn định ngày một nâng cao

Phiên bản 1.0 là phiên bản mới nhất, miễn phí và được công bố rộng rãi trên các diễn đàn phầm mềm cho thiết bị cầm tay tại Việt Nam. Phiên bản này có các tính năng chính sau :

Các chức năng của một bản đồ số du lịch : - Hiển thị tên đường, địa danh (28 loại địa danh khác nhau) - Các thao tác phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển - Tìm đường theo tên - Tìm kiếm địa danh, địa điểm du lịch, nhà ga, bến xe, trạm xăng, điểm rút tiền tự động ATM ... - Tìm đường đi ngắn nhất, có tính đến đường cấm một chiều - Tìm đường tránh - Tính khoảng cách đường đi - Lọc lớp địa danh hiển thị - Chèn lưu các thông tin cá nhân trực tiếp trên bản đồ Ngoài ra Việt Map còn có một số chức năng đặc biệt sau: - Định vị dẫn đường bằng GPS . Chức năng định vị này đã được người dùng sử dụng kiểm chứng, đánh giá là có độ chính xác nhất trên các thiết bị cầm tay trong thời điểm hiện tại- Kiểm soát, theo dõi từ xa : Ghép nối chương trình với một thiết bị GPS-GSM, người dùng có thể sử dụng Việt map như công cụ theo dõi đối tượng dù ở xa hàng ngàn km. Chức năng này đặc biệt có ý nghĩa với ngành anh ninh, cứu hộ hoặc những chủ xe muốn bảo vệ chống mất cắp ô tô của mình. Đây là hệ thống theo dõi từ xa trên thiết bị cầm tay duy nhất tại Việt Nam. Với các chức năng trên, Việt Map có thể giúp đỡ khách du lịch nói riêng và người sử dụng PDA nói chung về việc tìm đường, hướng dẫn du lịch dễ dàng hơn. Việt Map được phát triển theo mô hình “cộng đồng cùng góp sức xây dựng kho dữ liệu chuẩn” . Dữ liệu của chương trình dễ dàng được cập nhật bởi người sử dụng. Các nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch ... hoàn toàn có thể tự cập nhật và chia sẻ với nhau. Qua cách thức này, bộ dữ liệu sẽ ngày một chính xác, giảm thiểu thời gian, chi phí cho quá trình thu thập dữ liệu.

Tác giả cho biết , Việt Map chạy trên thiết bị cầm tay chỉ là một phần của hệ thống, nó chỉ là một ứng dụng khai thác nguồn dữ liệu được sinh ra do modul dựng dữ liệu - Map Engine (cũng hoàn toàn do tác giả tự xây dựng). Với chương trình Map Engine này, tác giả dễ dàng có được một file dữ liệu bản đồ số chính xác trong thời gian rất ngắn (trung bình mất 1-2 ngày cho một thành phố như Hà Nội hoặc HCM) mà không bị phụ thuộc vào bất kì nguồn dữ liệu nào khác. Do đó tác giả hoàn toàn chủ động việc tổ chức dữ liệu để nâng cao tốc độ chương trình hay mở rộng hệ thống trên các thiết bị khác. Đây là điểm mạnh cũng như là sự khác biệt của Việt Map với các ứng dụng bản đồ khác trên thị trường bởi đa phần chúng dựa trên một nguồn dữ liệu sẵn có.

Qua cộng đồng sử dụng thiết bị cầm tay đánh giá, ViệtMap đã chứng tỏ được ưu thế phần mềm của người Việt viết cho người Việt, giao diện ngày một thân thiện qua mỗi phiên bản, dễ sử dụng, chương trình nhẹ, tốc độ cao, dễ dàng cập nhật dữ liệu ... hoàn toàn xứng đáng thay thế các phần mềm bản đồ trên PDA của nước ngoài có trên thị trường như Handmap, Kingmap.

Giải Nhất: "Vn3D - Phần mềm gọi điện qua Internet bằng giao thức SIP cho thiết bị PDA bằng kết nối Wi-Fi"

Giải pháp gồm phần mềm trên thiết bị điện tử cầm tay PDA và hệ thống máy chủ dịch vụ cho phép người dùng có thể gọi điện thoại từ PDA đến PDA qua môi trường Internet không dây (wi-fi) hoặc gọi điện từ PDA đến máy tính (PC) hay gọi sang mạng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động.

Phần mềm còn cung cấp hệ thống hộp thư thoại tiếng Việt, nhắn tin ngắn SMS, chat, nói chuyện nhiều người (conference), hỗ trợ các free codex: G711, GSM, ilbc và có thể hoạt động với tất cả các máy chủ SIP.

Theo nhóm tác giả, điểm đặc biệt lớn nhất của Vn3Dpocket so với các sản phẩm cùng là phần mềm cho một chất lượng thoại tốt trong điều kiện hạn chế của các vi xử lý dùng trên các thiết bị điện toán cá nhân.